Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Những vết sẹo lồi đỏ hồng hay sậm màu, láng bóng, lồi lõm trên da như một khối cao su rất mất thẩm mĩ và cần có biện pháp điều trị sẹo lồi hiệu quả để khắc phục mà không gây tái phát.

 Sẹo là hiện tượng tự nhiên của quá trình lành vết thương. Khi cơ thể thúc đẩy làm lành da một cách thái quá, sẹo lồi sẽ xuất hiện. Sẹo lồi là sự tăng collagen da lành tính, và cũng có thể xuất hiện ở những vị trí không có tiền sử chấn thương, thông thường không gây ảnh hưởng gì ngoài vẻ đẹp thẩm mĩ, nhưng một số sẹo lồi thỉnh thoảng ngứa và đau, không tự giảm và nếu không có cách điều trị sẹo lồi hiệu quả, sẹo rất dễ tái phát.


Sẹo lồi không gẩy ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng là vết sẹo cực kỳ mất thẩm mĩ do nổi bật trên da
Dấu hiệu nhận biết sẹo lồi rất rõ ràng. Sẹo thường là những vết sẹo có hình dạng và kích thước tương ứng với hình dạng và kích thước của vết thương, không lồi không lõm so với bề mặt da, không đỏ, không đau và láng bóng hơn nhưng có màu sắc gần giống màu da bình thường xung quanh. Sẹo lồi là một khối đỏ hồng, hoặc đỏ đậm, kích thước có thể thay đổi, bề mặt căng bóng, hơi cứng như khối cao su.
Nguyên nhân gây ra sẹo lồi rất đa dạng, trong đó có thể kể ra những nguyên nhân phổ biến sau:
-         Chấn thương, da bị cắt rách do tai nạn.
-         Dấu vết phẫu thuật (từ bệnh bướu cổ, tim, ruột thừa, thẩm mĩ không đúng cách, …)
-         Bỏng da, hoặc từ một số bệnh như mụn trứng cá, nhiễm trùng da.
-         Chấn thương tại vị trí cũ thì khả năng mọc sẹo lồi là rất cao.
Tuy nhiên người có cơ địa sẹo lồi thì mới tổn thương da mới có thể trở thành sẹo lồi, vết thương quá căng hoặc quá chùng, hoặc tồn tại vật lạ trong da.
Một thống kê cho thấy, ở những người da màu, tỷ lệ người cơ địa sẹo lồi rất cao, lên đến 15-20%, trong khi đó tỷ lệ này ở người da trắng chỉ rơi vào khoảng 1-2%. Với người có cơ địa sẹo lồi, những tổn thương da dù là nhỏ nhất cũng có thể gây ra sẹo lồi ngay tại vị trí đó.
Sẹo lồi có màu sắc và hình khối nổi bật trên da, do vậy rất mất thẩm mĩ. Điều trị sẹo lồi hiệu quả đa phần nhờ thẩm mĩ vì những phương pháp thông thường hầu như không thể giải quyết triệt để được, chỉ khiến sẹo trở nên nhỏ hơn, mềm và phẳng hơn chứ không thể phục hồi nguyên bản làn da ban đầu.
Trong điều trị sẹo lồi hiệu quả, cần lưu ý những điều sau:
-         Chuẩn bị dự phòng đầy đủ.
-         Cần thăm khám cẩn thận, không nên tiến hành những biện pháp thẩm mĩ không cần thiết ở những người có cơ địa sẹo lồi.
-         Hãy cực kỳ cẩn trọng với việc điều trị sẹo lồi ở vùng giữa ngực.
Phương pháp điều trị sẹo lồi hiệu quả có thể chia thành 3 nhóm: nội khoa (sử dụng thuốc điều trị sẹo), ngoại khoa (cắt bỏ và phẫu thuật lạnh) cùng các xạ trị và biện pháp vật lý khác.
Nội khoa
Biện pháp trị sẹo lồi này có thể là tiêm corticosteroid làm thoái hóa, ức chế collagen làm lành sẹo, áp dụng cho những sẹo lồi nhỏ, và cần tiêm thuốc kéo dài, quá trình điều trị có thể kéo dài từ 6-12 tháng.
Nguyên nhân và cách điều trị sẹo lồi hiệu quả 2
Quá trình điều trị sẹo lồi thường tốn rất nhiều tiền của công sức
Bên cạnh đó, còn có thể điều trị bằng interferon, với liều lượng là 1 triệu đơn vị vào mỗi centimet chiều dài da quanh vết sẹo, tiêm nhắc lại 1-2 tuần sau đó. Đây là biện pháp rất tốn kém, đồng thời cần điều trị triệu chứng giống bệnh cúm do interferon gây ra.
Những biện pháp nội khoa khác như 5-flurouracil, Imiquimod,… cũng chung nguyên tắc tiêm thuốc vào da để giúp làm lành sẹo. Những biện pháp này đều rất tốn kém, mất thời gian, đồng thời tác dụng phụ không hề nhỏ.
Ngoại khoa
Có thể tiến hành phẫu thuật thường và phẫu thuật lạnh để điều trị sẹo lồi hiệu quả. Cả hai phương pháp này đều tốn kém và gây những thương tổn trực tiếp lên da. Khi cắt bỏ sẹo lồi, những trường hợp sau cần được lưu ý cẩn thận:
-         Tiền sử gia đình về sẹo lồi
-         Chỗ phẫu thuật bị nhiễm trùng
-         Vị trí phẫu thuật ngay giữa ngực và vai
-         Nguyên nhân gây sẹo (bỏng do nhiệt hay hóa chất)
-         Căng da trong thời kỳ hậu phẫu
Tỷ lệ tái phát cho cắt bỏ sẹo lồi nếu không đi kèm những biện pháp phụ trợ có thể dao động từ 50-80%.
Xạ trị và những liệu pháp vật lý khác
Một biện pháp khác giảm bớt thương tổn trên da là xạ trị và laser. Xạ trị sử dụng tia phóng xạ với liều chiếu thường là 300 rads bốn lần/ngày từ ngày phẫu thuật. Tỷ lệ thành công thường vào khoảng 80%, nhưng tác dụng phụ là tăng sắc tố, có khả năng gây ung thư.
Laser là phương án điều trị khả thi nhất, đặc biệt với những vết sẹo lồi đang còn mới. Laser CO2 có thể kết hợp với corticosteroids sau mổ để làm lành sẹo, là phương án được nhiều chuyên gia làm đẹp đánh giá cao. Đây là công nghệ điều trị sẹo lồi hiệu quả, thân thiện với mọi loại da, sử dụng cơ chế phức hợp của các bước sóng để tiến hành điều trị sẹo dựa trên nguyên lý kích thích sự tăng trưởng của lớp thượng bì và kích thích hình thành mô collagen mới, chỉnh sửa các vết lồi lõm giúp da săn chắc mịn màng.
Nguyên nhân và cách điều trị sẹo lồi hiệu quả 3
Trước và sau điều trị sẹo lồi bằng Laser CO2 tại thẩm mĩ viện Kangnam
Sẹo lồi là một bệnh lành tính ngoài da, nhưng lại là bệnh “ác tính” về vẻ đẹp thẩm mĩ. Thẩm mĩ điều trị sẹo lồi ngoài việc ngăn ngừa nguy cơ tái phát, cần chú ý đặc biệt đến các tác dụng phụ để lựa chọn cách điều trị sẹo lồi hiệu quả.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -