Stress: Hậu quả và cách điều trị hiệu quả - Căng thẳng kéo dài thực sự không tốt cho sức khỏe. Nó có thể là nguyên nhân gây ra một loạt bệnh như: huyết áp cao, bệnh tim, bệnh nhiễm trùng, nhức đầu, trầm cảm.Cuộc sống không thể tránh được những căng thẳng nhưng quan trọng là bạn biết cách loại bỏ nó hay không. Đôi khi chỉ cần vài phút cũng có thể làm nên những điều khác biệt.
Tại sao chúng ta cảm thấy stress?
Phản ứng stress của cơ thể hoạt động giống như thiết bị báo động ô tô. Nó được thiết kế để ứng phó với sự xuất hiện đột ngột của một nguy hiểm nào đó. Thay vì dùng tiếng động, hệ thống cảnh báo nội bộ thông báo bằng cách tạo ra những phản ứng hóa học trong cơ thể.
Hệ thống thần kinh giao cảm sẽ tăng tiết cortisol và adrenaline vào tim, tuần hoàn máu và ôxy tăng lên ở chân và tay,tạo ra phản ứng “sẵn sàng chiến đấu” cho phép chúng ta đối đầu hay thoát khỏi sự nguy hiểm.
Chúng ta không thể sống mà không có nó bởi vì đó sẽ là phi thực tế và nguy hiểm – như đi bộ trong rừng mà không hề sợ hãi trước các dấu hiệu cho thấy sự có mặt của thú dữ. Tuy nhiên, nếu thiết bị báo động này quá dễ dãi hoặc bị “vô hiệu hóa” thì không chỉ khiến chúng ta sao lãng mà nó còn khiến chúng ta trở nên điên điên.
Khi hệ thần kinh giao cảm (PNS) cân bằng, bạn sẽ được “nghỉ ngơi và tiêu hóa tốt” - hạ huyết áp và thức ăn sẽ được tiêu hóa. “Các thư giãn tự nhiên” này cũng giúp làm mềm cơ bắp nhờ lượng endorphin tăng tiết, cơ thể được giảm đau tự nhiên.
“Tình trạng stress” là kết quả của một hệ thống (phản ứng stress) phải làm việc quá sức và một hệ thống khác (thư giãn tự nhiên) không được sử dụng đầy đủ.
Dưới đây là những cách giúp bạn điều chỉnh lại hệ thống stress để có lợi cho sức khỏe. 2 nguyên tắc chính là học cách làm sáng rõ nguyên nhân gây stress và học cách kích hoạt hệ thống giảm stress tự nhiên của cơ thể.
Những nguy hiểm khi bị stress:
1. Tăng cân
Một trong những mối nguy hiểm dễ thấy nhất của căng thẳng là tăng cân. Nhiều phụ nữ có xu hướng đối phó với stress bằng cách ăn liên tục mà không hề chú ý đến những gì mình ăn. Từ đó tăng cân xảy ra và phần lớn là chủ yếu là tích tụ mỡ ở phần bụng.
2. Cao huyết áp
Rõ ràng là tình trạng căng thẳng dẫn đến cao huyết áp. Khi bạn căng thẳng, tim bạn phải làm việc với một cường độ cao hơn để đảm bảo cho hoạt động cơ thể diễn ra đúng cách. Nếu tình trạng căng thẳng liên tục kéo dài sẽ làm tăng áp lực trong máu và ngược lại, làm tăng nguy cơ huyết áp cao.
3. Tăng nguy cơ bị bệnh tim
Cùng với huyết áp cao, sự căng thẳng theo thời gian có thể làm cho chúng ta dễ bị bệnh tim mạch và suy giảm sức k hỏe tổng thể nói chung.
4. Nhức đầu
Đau nhức đầu là một trong những nguy cơ tồi tệ nhất của sự căng thẳng. Khi bạn trở nên căng thẳng, cơ thể của bạn gây trở ngại cho não trong việc kiểm soát các suy nghĩ và hành động, khiến bạn đau nhức đầu.
5. Trầm cảm
Một sự nguy hiểm rất phổ biến của căng thẳng là nó có thể khiến bạn buồn bã vô độ và cuối cùng dẫn đến trầm cảm. Sau một thời gian, cơ thể của bạn bị kiệt sức. Vào thời điểm đó bạn không tìm thấy hạnh phúc và không có động lực cho bất kì việc gì. Điều này đặc biệt nguy hiểm bởi vì nếu lý do bạn bị căng thẳng là vì công việc hay chăm sóc trẻ em thì bạn sẽ không có động lực để tiếp tục làm việc, trở nên căng thẳng và nhập vào một vòng luẩn quẩn đó là rất khó thay đổi.
6. Nhiều khả năng bị bệnh
Khi cơ thể bạn đang phải chịu nhiều áp lực nó sẽ phải đối mặt với khả năng bị nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch và đề kháng bị suy giảm. Những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất mà bạn có thể mắc phải là từ cảm lạnh thông thường đến viêm phổi.
7. Ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ
Phụ nữ mang thai nếu bị căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Những đứa trẻ của những người phụ nữ đã trải qua mức độ cực kỳ căng thẳng khi mang thai sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với những đứa trẻ khác. Đồng thời, chúng cũng có khả năng đối phó với căng thẳng trong cuộc sống kém hơn, sức khỏe cũng yếu hơn so với những đứa trẻ khác.
Sau đây là 10 cách giúp bạn giải tỏa stress hiệu quả nhất:
1. Đừng tự làm khổ mình
Có thể bạn có tài, bạn không ngại khó nhưng nếu công việc đang chồng chất như núi thì cũng không phải là quá đáng nếu bạn từ chối một lời đề nghị làm thêm việc này việc kia từ sếp. Không nhất thiết phải làm mọi việc mà mọi người yêu cầu. Hãy nói không khi cần để công việc bạn làm đạt hiệu quả không chỉ về số lượng mà còn cần cả chất lượng.
Quá ôm đồm hay nể nang mà việc gì bạn cũng “ngó” một tí rồi chẳng hoàn thành việc nào còn đem lại nhiều áp lực hơn. Đôi khi làm hỏng việc thì bạn còn đáng trách hơn là từ chối khi vượt quá khả năng. Con người cũng chỉ có giới hạn của nó và hãy luôn giữ cho mình được niềm yêu thích công việc nhé.
2. Làm việc có khoa học
Nếu biết cách làm việc khoa học, bạn đã loại bỏ được yếu tố stress trong công việc rất nhiều rồi đấy. Làm việc khoa học diễn ra dưới nhiều hình thức như bàn làm việc có được sắp xếp gọn gàng hay không, lịch trình làm việc, sổ nhật ký, những ghi chú cần làm để tránh quên, mất tài liệu hoặc ngay cả việc bừa bộn cũng đem đến sự khó chịu cho bạn. Sắp xếp công việc khoa học giúp bạn giảm tải gánh nặng cho công việc rất nhiều.
3. Đứng lên và vươn vai
Điều này khá đơn giản, nhanh chóng mà đem lại hiệu quả cao. Chỉ cần bạn đứng lên, để tay lên trên đâu hít thở sâu hoặc vươn vai, cố gắng duỗi cả chân và ngón chân nữa nhé. Nếu trong điệu kiện có thể, bạn có thể nhảy lò cò như một cách chơi ô chữ ngày bé sẽ giúp các cơ được duỗi ra và cũng là một cách tuyệt vời để đốt cháy calo trong ngày.
4. Giúp ai đó
Bạn quá mệt mỏi và chỉ muốn ai đó giúp mình? Thay vì chờ đợi ai đó tại sao bạn không đứng lên và giúp đỡ người khác nhỉ. Có thể chỉ là những điều nhỏ nhặt như giúp đồng nghiệp tìm bút bị rơi hay bê hộ một khay nước. Không gian xung quanh bạn sẽ thay đổi hẳn, nụ cười vui vẻ của đồng nghiệp có được coi là đang giúp bạn có một không khí và tâm trạng tốt hơn không? Nhớ rằng: Không có sự giúp đỡ nào là quá thiệt thòi đâu.
5. Ra khỏi ghế ngồi làm việc
Chỉ cần đứng dậy và đi lại cũng là một cách loại trừ căng thẳng trong công việc. Điều này không chỉ giúp bạn giảm stress và mệt mỏi với máy tính hay hoa mắt với những con số trên giấy tờ mà còn giúp cơ thể vận động tránh được tình trạng mỏi cổ, đau lưng, nhức mắt vì ngồi lâu. Bạn có thể đi ra nhà vệ sinh hoặc ra máy bán hàng tự động để mua cốc nước. Thật dễ để thực hiện phải không?
6. Xem một video hài
Nếu tại nơi làm việc có sử dụng internet, bạn có thể truy cập vào trang youtube v.v…, tìm kiếm một clip hài nào đó để thư giãn và xả stress. Chỉ cần vài phút tự cho phép mình nghỉ ngơi sau đó quay trở lại công việc, cảm giác mệt mỏi cũng bớt đi được phần nào đấy. Đừng để bận rộn quá khiến bạn quên đi điều này nhé.
7. Ăn một thứ gì đấy bạn thích
Nếu căng thẳng quá, bạn có thể bù đắp cho cái dạ dày một thứ quà vặt yêu thích. Khi sở thích được thoả mãn nghĩa là bạn cũng giảm bớt được một gánh nặng rồi. Để tốt cho tâm trạng bạn cũng có thể nhấm nháp một miếng socola nho nhỏ chẳng hạn.
8. Cởi giày của bạn ra
Bạn không nghĩ cách này sẽ giảm stress ư? Nhưng thật tuyệt vời là nó có thể đem lại cảm giác dễ chịu cho mình. Không bị gò bó nóng bức trong chiếc giày và tốt hơn nữa nếu có quả bóng massage chân hoặc quả bóng tennis để bạn lăn lăn đôi bàn chân của mình trong lúc làm việc. Bạn cứ thử đi, đây là một cách khiến bạn sẽ cảm thấy thoái mái hơn nhiều đấy.
9. Có ai đó trêu cười bạn
Thật vui nếu bạn nhận được lời trêu đùa từ ai đó như: “Đố cậu biết cái gì có bốn chân mà không thể chạy được?” Dễ quá phải không, bạn có thẩm nghĩ đố thế cũng đòi đố “Cái bàn chứ cái gì nữa”. Những câu đùa vui nhỏ nhỏ sẽ giúp bạn thấy được ngoài những khó khăn của công việc vẫn còn nhiều điều hạnh phúc khác. Quan trọng là bạn biết ai sẽ là người đem lại cho mình những tiếng cười? Có thể là những người bạn thân hoặc chính đồng nghiệp ngay bên mình. Nhớ là luôn cởi mở và vui vẻ, luôn đem tiếng cười và sự thoải mái với những người bên cạnh, họ cũng sẽ làm vậy để giúp bạn vượt qua cơn stress chính mình.
10. Hít thở thật sâu
Bạn sẽ ngạc nhiên bởi những cảm nhận tốt hơn sau khi hít thật sâu và thở ra từ từ đấy. Ít ra bạn có thể thấy lồng ngực mình tràn đầy sinh khí và mỉm cười tự hỏi tại sao lại làm vậy. Thật hài hước, trong phút chốc bạn có thể quên đi những khó chịu vừa xảy ra. Giờ với cái đầu bình tĩnh hơn, bạn sẽ sáng suốt tìm ra được giải pháp cho công việc của mình.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét